Trường Đại học Việt Đức (Vietnamese-German University, viết tắt VGU) là trường đại học công lập được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trường được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức. Để biết thêm những thông tin tuyển sinh của trường Đại Học Việt – Đức (Cơ sở TP.HCM), mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Giới thiệu chung về Trường Đại Học Việt – Đức (Cơ sở TP.HCM)
Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Đại học Việt Đức được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và bang Hessen, Đức. Việc thành lập VGU diễn ra vào tháng 03 năm 2008. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS. TS. Wolf Rieck, khi ấy là Hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt, Đức. Sáu tháng sau đó, vào ngày 10 tháng 09 năm 2008, VGU làm Lễ khai giảng khóa đầu tiên với sự chứng kiến của Thủ hiến bang Hessen khi ấy – ngài Roland Koch, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam – GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân và GS. TS. Wolf Rieck – Hiệu trưởng VGU.
Năm học đầu tiên (bắt đầu từ tháng 09 năm 2008) có 35 sinh viên ghi danh chương trình đào tạo bậc Đại học đầu tiên của VGU, “Kỹ nghệ điện và kỹ thuật Thông tin”, giảng dạy bởi trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt. Từ năm 2009, VGU cung cấp 4 chương trình bậc Thạc sĩ trong các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Từ năm 2011, VGU mở thêm hai chương trình mới bậc Đại học. Một chương trình mới bậc Thạc sĩ cũng sẽ được mở với sự hợp tác chặt chẽ với “Trung tâm nghiên cứu vận tải Việt Đức”(mới thành lập). VGU sẽ mở rộng các ngành giảng dạy bằng việc mở thêm ngành Tài chính và Kinh tế.
VGU nhận sự hỗ trợ đáng kể từ Liên minh VGU, một tổ chức phi lợi nhuận được xem là xương sống về mặt học thuật của VGU. Liên minh VGU gồm 30 trường Đại học Đức, trong đó có TU9, một hiệp hội các trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu của Đức. Liên minh VGU được chính thức thành lập năm 2009, hỗ trợ VGU các vấn đề về hành chánh và học thuật. Hội đồng trường được thành lập vào tháng 02 năm 2010. GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là Chủ tịch của Hội đồng trường.
Một cột mốc nữa trong sự phát triển của VGU là khoản vay Ngân hàng Thế giới trị giá 180 triệu USD, được phê duyệt vào tháng 06 năm 2010. Khoản vay này chủ yếu dành cho việc xây mới khuôn viên trường ở tỉnh Bình Dương, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến hoàn tất vào năm 2019.
Sự phát triển cũng diễn ra trên lĩnh vực học thuật, tháng 03 năm 2010, VGU thành lập trung tâm nghiên cứu trực thuộc đầu tiên, “Trung tâm nghiên cứu vận tải Việt Đức” đặt tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, cách khuôn viên hiện tại của trường khoảng 4 km. Đây là một phần của một trung tâm nghiên cứu quy mô, đa ngành mà VGU chuẩn bị thành lập, “Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao và Bền vững”. VGU dự kiến thành lập năm trung tâm nghiên cứu trực thuộc: Giao thông, Vận tải, Cơ động và Logistics; Công nghệ năng lượng tái tạo và ánh sáng; Phát triển đô thị bền vững; Công nghệ xanh và quản lý tài nguyên; Thay đổi đa dạng sinh học/ khí hậu, công nghệ sinh học. “Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao và Bền vững” trực thuộc VGU sẽ được xây dựng tại khuôn viên trường ở tỉnh Bình Dương, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt – Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho ĐHQG. Như vậy, Trường Đại học Việt Đức sẽ là trường thành viên thứ 7 của ĐHQG Tp.HCM
Ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển đổi cơ quan chủ quản của trường đại học Việt Đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục là cơ quan chủ quản của trường.
Sứ mệnh, Tầm nhìn và Giá trị
Thông tin tuyển sinh năm 2020
Thời gian tuyển sinh
– Phương thức 1: thi tuyển TestAS tháng 7
- Thời gian đăng ký: đến 19/06/2020; Lịch thi: 18 và 19/07/2020.
– Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT 2020
- Thời gian đăng ký xét tuyển: theo quy định của Bộ GDĐT.
– Phương thức 5: xét tuyển học bạ/bảng điểm bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12)
- Thời gian đăng kí xét tuyển: từ 20/06/2020 đến 05/08/2020.
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh các trường THPT Việt Nam hoặc quốc tế đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm tuyển sinh. Thí sinh cần đáp ứng các yêu cầu được tham gia tuyển sinh đại học quy định theo quy chế tuyển sinh hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong cả nước.
Phương thức tuyển sinh
1. Phương thức xét tuyển
- Phương thức 1: Thi tuyển riêng – tổ chức vào tháng 7: tổ chức thi riêng bằng bài thi TestAS.
- Phương thức 2: Xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2020 của thí sinh. Các ngành thuộc khối kỹ thuật sẽ xét tuyển theo khối A00, A01, ngành Kiến trúc (A00, A01, V00, V02), các ngành thuộc khối kinh tế sẽ xét tuyển theo khối A00, A01, D01, D03 và D05.
- Phương thức 3: Xét tuyển thẳng đối với thí sinh đạt giải học sinh giỏi Olympic quốc tế, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học và kỹ thuật cấp quốc gia.
- Phương thức 4: Xét tuyển thẳng các thí sinh có các văn bằng/chứng chỉ tốt nghiệp THPT hoặc bài thi năng lực quốc tế như TestAS, SAT, IBD, AS/A-Level, IGCSE, WACE…
- Phương thức 5: Xét tuyển học bạ/bảng điểm bậc THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đối với thí sinh sẽ tốt nghiệp từ 132 trường THPT trong năm tuyển sinh.
2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT
– Đối với tất cả các phương thức tuyển sinh, thí sinh phải thỏa mãn một trong những yêu cầu về năng lực tiếng Anh đầu vào như sau:
- Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, tương đương IELTS học thuật 5.0/TOEFL 42 (iBT) còn hiệu lực; hoặc
- Đạt ít nhất 71 điểm trong bài thi tiếng Anh onSET; hoặc
- Đạt ít nhất 7,5 điểm bài thi tiếng Anh trong kỳ thi THPT Quốc gia trong năm tuyển sinh (chỉ áp dụng cho phương thức 2 – xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT 2020).
- Điểm trung bình môn tiếng Anh trong 3 năm THPT (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt ít nhất 7,5 (thang điểm 10). Điều kiện này chỉ áp dụng cho Phương thức 5 – xét tuyển học bạ THPT.
Miễn yêu cầu tiếng Anh đầu vào đối với thí sinh quốc tế đến từ các quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức hoặc thí sinh tốt nghiệp các chương trình THPT quốc tế giảng dạy và thi bằng tiếng Anh.
– Điều kiện nhận ĐKXT đối với Phương thức 5:
- Thí sinh đến từ 132 trường THPT;
- Điểm trung bình các môn của năm lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12 đều phải đạt ít nhất 7,0;
- Tổng điểm trung bình theo trọng số của 6 môn học Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Ngoại ngữ (theo học bạ lớp 10,
lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) đạt ít nhất 7,5;
3. Chính sách ưu tiên xét tuyển và tuyển thẳng
- Theo quy định chung của Bộ Giáo dục Đào tạo. Xem chi tiết ở mục 1.8 trong đề án tuyển sinh của trường.
Học phí
Học phí áp dụng cho sinh viên/ học viên chính quy:
Ngành học | Học phí (VND)/học kỳ |
Quản trị kinh doanh (BBA)
|
39400000 |
Tài chính và Kế toán (BFA) | 39400000 |
Khoa học máy tính (CSE) | 36900000 |
Kỹ thuật cơ khí (MEN) | 36900000 |
Kỹ thuật điện và máy tính (ECE) | 36900000 |
Kiến trúc (ARC) | 36900000 |
Kỹ thuật xây dựng (BCE) | 36900000 |
Cách ngành tuyển sinh năm 2020
Ngành học | Mã ngành | Tổ hợp xét tuyển | Chỉ tiêu (Dự kiện) | |
Xét theo KQ thi THPT | Theo phương thức khác | |||
Quản trị kinh doanh (BBA) | 7340101 |
D01 (Toán, Văn, Anh)
D03 (Toán, Văn, Pháp) D05 (Toán, Văn, Đức) A00 (Toán, Lý, Hóa) A01 (Toán, Lý, Anh) |
16
|
64
|
Tài chính và Kế toán (BFA) | 7340202 |
D01 (Toán, Văn, Anh)
D03 (Toán, Văn, Pháp) D05 (Toán, Văn, Đức) A00 (Toán, Lý, Hóa) A01 (Toán, Lý, Anh) |
10
|
40
|
Khoa học máy tính (CSE) | 7480101 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh) |
18
|
72
|
Kỹ thuật cơ khí (MEN) | 7520103 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh) |
16
|
64
|
Kỹ thuật điện và máy tính (ECE) | 7520208 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh) |
16
|
64
|
Kiến trúc (ARC) | 7580101 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh) V00 (Toán, Lý, Vẽ Mỹ thuật) V02 (Toán, Anh, Vẽ Mỹ thuật) |
08
|
32
|
Kỹ thuật xây dựng (BCE) | 7580201 |
A00 (Toán, Lý, Hóa)
A01 (Toán, Lý, Anh) |
06
|
24
|
Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020
Ngành | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
Khoa học máy tính | 20.1 | 21 | 21 |
Kỹ thuật điện và công nghệ thông tin | 20.3 | 21 | – |
Kỹ thuật cơ khí | 20.0 | 21 | 21 |
Tài chính và kế toán | 20.2 | 20 | 20 |
Quản trị kinh doanh | 20.5 | 20 | 20 |
Kiến trúc | – | 20 | 20 |
Kỹ thuật xây dựng | – | 20 | 20 |
Kỹ thuật điện và máy tính | 21 |
Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Việt – Đức (Cơ sở TP.HCM) được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!