Trẻ thường thích khám phá thế giới xung quanh nhưng lại “cả thèm chóng chán”. Đặc biệt, trẻ rất dễ bị xao nhãng, mất tập trung, chỉ vì những thứ nhỏ nhặt, có thể là tiếng chim hót, tiếng xe máy, thậm chí là một vết nứt trên chiếc bút mực. Vậy làm sao thể rèn luyện cho trẻ tập trung, hãy cùng tìm hiểu TOP Phương Pháp Giúp Con Tập Trung Học Tốt Nhất dưới đây các mẹ nhé!
Để trẻ tự sáng tạo cách học riêng
Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Một số trẻ thích nghe nhạc trong khi đang học. Một số trẻ lại thích vẽ minh họa cho bài học của mình. Phụ huynh nên để trẻ tự tìm ra cách thức sáng tạo khiến trẻ không ngán ngẩm với chuyện học.
Tuy nhiên, người lớn nên quan sát để xác định phương pháp này có thực sự giúp trẻ hứng thú với việc học hay không? Nếu không thấy có hiệu quả hoặc càng làm con mình mất tập trung hơn thì dừng luôn. Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.
Chia nhỏ công việc
Từ nhiệm vụ lớn, phụ huynh có thể hướng dẫn con cách chia nhỏ ra thành nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ quản lý công việc và giải quyết vấn đề. Công việc lớn đồng nghĩa có nhiều nhiệm vụ, vì vậy trẻ dễ bị sa vào mê cung, không biết nên làm gì trước, làm gì sau, từ đó nảy sinh cảm giác chán nản, dễ mất tập trung.
Ngược lại, nếu từ đầu biết nhận định, chia nhỏ vấn đề và lần lượt giải quyết từng nhiệm vụ, trẻ sẽ hoàn thành công việc nhanh chóng với khả năng tập trung tốt hơn. Phương pháp này không chỉ rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung mà còn giúp các em trau dồi kỹ năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề lớn hiệu quả.
Lập kế hoạch
Nhiều người làm việc hiệu quả nhất khi tuân theo lịch trình đã được vạch sẵn và trẻ em cũng vậy. Thói quen lập và tuân theo kế hoạch là một trong những kỹ năng mềm quan trọng giúp con người tập trung tốt hơn, quản lý thời gian hiệu quả.
Việc lập kế hoạch giống với việc tạo danh sách mục tiêu trước giờ học, nhưng ở chế độ mở rộng hơn, có thể là kế hoạch cho một ngày, một tuần hoặc một tháng. Phụ huynh hãy giúp trẻ tạo lịch trình cá nhân theo từng ngày, bao gồm thời gian chơi, thời gian học tập hoặc các công việc khác. Sau đó, cần quan sát và nhắc nhở trẻ tuân theo lịch trình để rèn luyện thành thói quen hữu ích.
Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất có thể giúp trẻ hình thành khả năng loại trừ phiền nhiễu, tăng sự tập trung và theo đuổi mục tiêu cố định. Hoạt động thể chất được đưa vào giờ nghỉ giữa các buổi học sẽ giúp cải thiện hành vi, tăng hiệu suất học tập.
Một số ý tưởng phụ huynh có thể cân nhắc bao gồm nhảy múa (múa ballet, nhảy hiện đại), võ thuật (karate, taekwondo), các môn vợt (cầu lông, bóng bàn), thể thao đồng đội (bóng đá, bóng rổ).Cùng con ngồi vào bàn học
Học cùng bố mẹ cũng là phương pháp dạy trẻ tập trung học bài hiệu quả. Bố mẹ sẽ là người hỗ trợ đắc lực để con làm nhanh và hiểu bài hơn. Nếu trẻ đang tập viết thì có thể nắn tay cho con.
Nếu trẻ đang tập đọc, chỉnh lỗi phát âm hoặc vỗ tay khi trẻ đọc đúng. Khi trẻ đang kém tập trung, bố mẹ có thể vỗ nhẹ tay trẻ tập trung lại. Nhưng tuyệt đối không được quát tháo, đánh mạnh khiến trẻ giật mình, sợ hãi việc học.
Tạo cho con không gian học tập yên tĩnh
Nguyên nhân xấu xa khiến cho con học không tập trung, xao nhãng khi học bài đó là do tiếng ồn từ bên ngoài:
Nếu nhà bạn ở gần mặt đường, có nhiều xe cộ qua lại.
Nếu bạn thường xem tivi và bật âm thanh lớn và con học vẫn nghe thấy.
Nếu môi trường con học thường xuyên có tiếng nhạc lớn, văn nghệ xã phường
Chắc hẳn là bé sẽ học không vào đâu. Làm sao để một đứa trẻ có thể tập trung học khi bên ngoài có rất nhiều thứ âm thanh tác động. Trừ nhạc không lời đúng tần số sóng não có thể giúp con tập trung thì mọi âm thanh khác đều làm cho não bị phân tâm. Vậy để con tập trung học bài, hãy triệt tiêu những âm thanh, tiếng ồn bên ngoài đó nhé.
Nếu tiếng ồn phát ra trong chính ngôi nhà chẳng hạn như tiếng tivi mà bậc cha mẹ đang xem thì có thể vặn nhỏ lại. Tuy nhiên nếu là tiếng ồn xe cộ đường phố, tiếng ồn từ nhà hàng xóm, từ những cuộc liên hoan văn nghệ xã phường hoặc nhiều nguồn phát sinh khác thì bạn cần phải tìm cách để để triệt tiêu, giảm thiểu âm thanh đó đi.
Cách hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng đó là sử dụng nút bịt tai chống ồn giúp con tập trung học bài. Nút bịt tai chống ồn sẽ giúp con tập trung học bài, không con bị những âm thanh bên ngoài tác động, làm ảnh hưởng đến chất lượng của việc học nữa.
Nói với con rằng con chỉ cần học 45 phút thôi
Thay vì bắt con học cả tối, thì bạn hãy nói với con rằng, con chỉ cần học trong 45 phút thôi. Hoàn thành hết tất cả các bài tập trên lớp và học thêm một số thứ theo kế hoạch mà phụ huynh đặt ra chẳng hạn như cho con đọc sách, học tiếng anh thêm…
Khi có một dấu mốc thời gian cụ thể, con sẽ biết được thời gian mình sẽ phải học và tập trung hết sức để hoàn thành những bài tập được giao. Đừng để trẻ lan man trong những bài học đến mức cả tối không xong chỉ vì không đặt ra mục tiêu cho trẻ. Bạn biết sao không, bởi trẻ sẽ nghĩ rằng dù mình học xong thì cũng đâu có làm gì đâu. Thời gian còn nhiều mà, vậy là não bộ sẽ mặc định chẳng cần tập trung, từ đó mà trẻ sẽ suy nghĩ linh tinh về những thứ trẻ thich trong lúc học.
Khi đặt ra dấu mốc là 45 phút, lúc này não sẽ lập trình sẵn một chu kỳ thời gian và cái thời gian đó con sẽ cực kỳ tập trung học và hoàn thành bài trong sự chăm chú, mang đến kết quả rất hiệu quả. Lưu ý, nhớ đặt ra cả yêu cầu cho sự hoàn thành đó nhé. Chẳng hạn như con vẫn phải viết nắn nót, làm bài ra đáp số đúng.
Hãy để cho con chiếc đồng hồ để bàn bên cạnh, nếu con chưa biết xem giờ thì bạn có thể nói với con rằng, con hãy nhìn vào chiếc kim này, khi nào nó dừng ở số bao nhiêu đó thì con sẽ được phép kết thúc bài học của mình. Khi đó bé sẽ hào hứng làm bài tập lắm đấy. Cách giúp bé tập trung học này còn rèn luyện cho bé phản xạ nhanh, từ đó khi làm bài thi trên lớp, chẳng hạn như một bài thi 45 phút chẳng hạn, con sẽ hoàn thành rất là nhanh đấy.
Hãy cho con niềm vui sau khi trẻ học xong
Kết hợp cùng với 45 phút học bài, bạn hãy nói với con rằng: “ Nếu con hoàn thành đúng những yêu cầu này trong vòng 45 phút mẹ sẽ thưởng cho con ….” Mẹ có thể tìm ra những thứ mà bé thích để tạo cho bé hứng thú khi học bài nhé. Chẳng hạn như là bạn có thể cho con một bộ xếp hình chẳng hạn. Xếp hình cũng được coi như một môn giải trí kết hợp với tư duy. Tuy nhiên hãy chắc rằng con thích nó nhé. Nhiều bé cũng chưa chắc đã thích đâu.
Hoặc là có thể hứa sẽ cho con xem phim hoạt hình con thích sau khi con học xong. Khi trẻ có mục đích để học thì con sẽ học rất là hiệu quả đấy. “Bé đâu có ngại tập trung học học đâu, bé chỉ cần lý do thôi”. Hãy kích thích trẻ học tập trung bằng cách giúp tập trung học đó là tạo ra niềm vui cho con sau khi con học xong. Cách này được xem là rất hiệu quả và được nhiều người áp dụng đấy.
Hãy cho con học dưới ánh đèn vàng
Bạn có biết rằng màu của ánh điện cũng là phương pháp hay giúp con học tập trung không. Khi cho con học bài, hãy để con học dưới ánh điện vàng. Màu vàng của ánh điện không chỉ tốt cho mắt mà còn giúp bé tập trung học vô cùng hiệu quả. Ánh điện vàng là đèn sợi đốt nên không bị nhấp nháy khiến con mỏi mắt và mỏi mệt khi học bài. Đối với ánh điện vàng, đèn không bị chớp nháy nên mắt bé được bảo vệ đồng thời tạo ra kích thích lên não giúp con học bài tập trung.
Hiện nay có rất nhiều loại đèn học vàng loại tốt, chất lượng đấy. Loại đèn này dùng sẽ không bị nóng như đèn học sợi đốt hồi xưa nên phụ huynh hãy mua cho bé chiếc đèn học ánh sáng vàng nhé. Bạn sẽ không phải lo con đeo kính cận nữa. Hiện nay, hiện tượng cận thị ở trẻ nhỏ là rất phổ biến nên hãy quan tâm đến ánh sáng đèn điện nơi con học để bảo vệ thị giác của con tốt nhất. Cách giúp con tập trung học với ánh đèn vàng này rất dễ thực hiện. Vì vậy nếu phụ huynh vẫn còn đang cho con học dưới ánh đèn trắng thì hãy chuyển sang đèn sáng ánh vàng cho con nhé.
Hãy cho con chiếc gối đỡ cổ
Với 45 phút học tập trung, bạn hãy cho con chiếc gối đỡ cổ để con có thể ngả đầu ra ghế nghỉ ngơi 5 phút mỗi khi hoàn thành xong bài tập. Con có thể sử dụng gối đỡ cổ để kê cổ, để tựa lưng. Khi có chiếc gối đỡ cổ thì con sẽ thoải mái thư giãn các cơ trong quá trình học. Gối giúp tựa cổ êm ái mềm mại, đỡ lưng êm ái. Đồng thời khi có chiếc gối quàng cổ thì con sẽ ngồi rất là đúng chuẩn, không lo vẹo lưng, gù lưng, cúi quá sát sách vở.
Ngồi sai tư thế cũng là nguyên nhân gây mất tập trung và ảnh hưởng đến sức khỏe của con đấy. Không chỉ vậy, có chiếc gối đỡ cổ, bạn cũng sẽ yên tâm hơn khi cho con đi học, đặc biệt là những trẻ đi học có xe ô tô đưa đón. Bạn có thể cho con chiếc gối đỡ cổ này để ngồi ô tô giúp con thoải mái dễ chịu. Hãy mua cho con chiếc gối đỡ cổ hình chữ u nhé. Chiếc gối này rất là nhỏ gọn, tiện lợi mang theo. Mua gối một công đôi việc luôn.
Loại bỏ phiền nhiễu
Không chỉ không gian học tập, không gian sống cũng ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng tập trung của trẻ. Cha mẹ nên yêu cầu trẻ dọn dẹp nhà cửa, phòng riêng hoặc đồ chơi sau khi chơi, tránh để tình trạng bừa bộn qua ngày. Điều này cũng bao gồm hạn chế sử dụng TV, điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy chơi game.
Hạn chế ăn vặt và bổ sung chất dinh dưỡng
Một nghiên cứu cho thấy các loại thực phẩm như bỏng ngô, thịt xông khói, nước có ga, đồ ăn vặt có thể gây ra hội chứng “sương mù não” làm giảm sự tập trung, ghi nhớ. Vì vậy, chế độ ăn uống khoa học là cần thiết đối với trẻ. Phụ huynh nên bổ sung thêm DHA từ các loại cá, magie từ rau xanh, hạt điều, óc chó hoặc thực phẩm chứa vitamin B, B12.
Kích thích tăng canxi, tăng tuần hoàn máu lên não
Tác động vào các nhóm cơ, xương, hệ bạch huyết giúp tăng canxi cho xương chắc khỏe, tạo máu mới và thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu lên não giúp cải thiện trí nhớ, trí tuệ hanh thông. Đồng thời kích thích sự sáng tạo, hưng phấn để trẻ tập trung hơn.
Thời gian học và chơi cần xen kẽ với nhau
Hãy để cho trẻ tự chọn chúng thích chơi trước hay sau hay giữa giờ học. Lúc bé chơi là lúc bé thư giãn và sau đó bé có thể tập trung tốt hơn. Cho bé chơi trong một khoảng thời gian thích hợp rồi nhắc nhở bé quay trở lại bàn học sẽ giúp độ tập trung của bé cao hơn.
Quan sát
Có đôi khi bé có thể tập trung học lâu hơn thời gian bạn quy định, nếu vậy thì hãy tìm hiểu động lực nào giúp bé tập trung trong thời gian lâu như vậy? Bé thích làm bài tập này, bé thích ngồi học ở đây hoặc vì nguyên nhân nào khác? Từ đó sẽ giúp bạn tìm ra các yếu tố tác động bên ngoài bổ sung vào phương pháp dạy con học tập trung hàng ngày.
Trên đây là những phương pháp giúp con tập trung học tốt nhất do review.edu.vn đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Các con khi tập trung học vừa cải thiện được thành tích đồng thời gia tăng sự tự tin và chủ động của bản thân. Chính vì thế, bố mẹ cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc học tập và điều chỉnh sự tập trung của trẻ. Chúc các bạn thành công!