Bảng chữ cái Tiếng Hàn là một trong những bước đi quan trọng đầu tiên mà bạn phải chinh phục. Học bảng chữ cái tiếng Hàn không khó, vì hệ thống chữ tiếng Hàn có một số từ phát âm tương tự với tiếng Việt của chúng ta. Tuy cách viết các ký tự trong tiếng Hàn khác biệt hoàn toàn với tiếng Việt (vì chữ tiếng Việt thuộc hệ thống chữ Latinh, còn chữ tiếng Hàn thuộc hệ thống chữ viết tượng hình), nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các ký tự đều khá dễ viết.
Nguồn gốc bảng chữ cái Tiếng Hàn
Các nguyên âm và phụ âm tiếng Hàn gộp lại thành hệ thống chữ Hangeul của người Hàn Quốc. Đây là hệ thống chữ viết do vua Sejong cùng một số học giả vương triều phát minh vào năm 1443 sau Công nguyên. Trước khi Hangeul ra đời, người Hàn Quốc không có hệ thống chữ viết riêng của mình mà họ đã mượn các ký tự chữ Hán trong hệ thống chữ của người Trung Quốc. Hệ thống chữ Hán khá phức tạp nên đã gây không ít khó khăn cho người bình thường trong việc đọc và viết. Nhận thấy sự bất tiện trong người dân về hệ thống chữ viết, vua Sejong đã phát minh ra Hangeul nhằm mục đích giúp mọi người thuộc mọi tầng lớp ai cũng có thể sử dụng tiếng Hàn.
Ban đầu bộ chữ Hangeul gồm có 11 ký tự phụ âm và 17 ký tự nguyên âm, nhưng về sau sử dụng 21 nguyên âm và 19 phụ âm, được dùng cho đến ngày nay. Tổng cộng có 40 ký tự trong bảng chữ cái Hangeul bao gồm nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm đơn, phụ âm đôi.
Bảng chữ cái Tiếng Hàn chuẩn và đầy đủ
1. Hệ thống ký tự nguyên âm (모음)
1.1. Nguyên âm cơ bản
Bảng chữ cái trong tiếng Hàn đầy đủ nhất có 10 nguyên âm cơ bản làㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ, ㅣ, mỗi nguyên âm được xây dựng theo một trật tự nhất định. Để tập viết bảng chữ cái tiếng Hàn chuẩn các bạn phải tuân thủ quy tắc từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
1.2. Nguyên âm đơn
– Chữ a: “ㅏ” phát âm là “a” trong mọi trường hợp
– Chữ ơ/o: “ㅓ” phát âm là “ơ” hoặc “o” tuỳ theo vùng địa lý, nếu càng lên phía Bắc thì phát âm là “o” càng rõ. Trong các từ có kết thúc bằng “ㅓ” thường được đọc là “o” hoặc “ơ”, còn trong các từ có kết thúc bằng 1 phụ âm cũng được đọc là “o” hoặc “ơ” nhưng đôi khi được phát âm gần giống “â” trong tiếng Việt.
Ví dụ : 에서 = ê xơ
안녕 = an nyơng hoặc an nyâng
– Chữ ô: “ㅗ” phát âm là “ô” như trong tiếng Việt, nhưng nếu sau “ô” là “k” hoặc “ng” thì sẽ được kéo dài hơn một chút.
Ví dụ : 소포 = xô p’ô
항공 = hang kông
-Chữ u: “ㅜ” phát âm là “u” như trong tiếng Việt, nhưng nếu sau “u” là “k” hoặc “ng” thì nó sẽ được kéo dài hơn một chút.
Ví dụ : 장문 = changmun
한국 = han kuk.
– Chữ ư: “ㅡ” phát âm như “ư” trong tiếng Việt.
– i:ㅣ phát âm như “i” trong tiếng Việt.
– ê:ㅔ phát âm như “ê” trong tiếng Việt nhưng mở hơn một chút.
– e:ㅐ phát âm như “e” trong tiếng Việt nhưng mở hơn nhiều , gần như “a” mà cũng gần như “e”.
1.3. Nguyên âm ghép
Ngôn ngữ Hàn Quốc có bảng nguyên âm tiếng Hàn ghép chi tiết như sau: 애, 얘, 에, 예, 와, 왜, 외, 워, 웨, 위, 의
– Ghép với “i” :
ㅣ + ㅏ = ㅑ: ya
ㅣ + ㅓ = ㅕ: yo
ㅣ + ㅗ = ㅛ: yô
ㅣ+ ㅜ = ㅠ: yu
ㅣ+ ㅔ = ㅖ: yê
ㅣ + ㅐ = ㅒ: ye
– Ghép với “u/ô”:
ㅗ + ㅏ = ㅘ : oa
ㅗ + ㅐ = ㅙ : oe
ㅜ + ㅓ = ㅝ : uơ
ㅜ + ㅣ = ㅟ : uy
ㅜ + ㅔ = ㅞ : uê
– Ghép với “i” :
ㅡ + ㅣ = ㅢ : ưi/ê/i
ㅗ + ㅣ = ㅚ : uê
Chú ý cách phát âm tiếng Hàn chuẩn:
“ㅢ”: ưi được đọc là “ưi”khi nó đứng đầu tiên trong câu hoặc từ độc lập, được đọc là “ê” khi nó đứng ở giữa câu và được đọc là “i” khi nó đứng ở cuối câu hoặc cuối của 1 từ độc lập .
“ㅚ”: uê được đọc là “uê”cho dù cách viết là “oi”.
Các nguyên âm trong tiếng Hàn không thể đứng độc lập mà luôn có phụ âm không đọc “ㅇ” đứng trước nó khi đứng độc lập trong từ hoặc câu.
Ví dụ :
Không viết ㅣ mà viết 이: hai , số hai
Không viết ㅗ mà viết 오: số năm
Không viết ㅗ ㅣmà viết 오 이 : dưa chuột
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong 21 nguyên âm tiếng Hàn Quốc:
아 – 어 – 오 – 우 – 으 – 이 – 에 – 애 : a – ơ – ô – u – ư – i
야 – 여 – 요 – 유 – 예 – 얘 : ya – yơ – yô – yu – yê – ye
와 – 왜 – 워 – 위 – 웨 : oa – oe – uơ – uy – uê
Với bảng nguyên âm, các bạn nên lưu ý đến cách phát âm trong tiếng Hàn và cách ghép âm tiếng Hàn của chúng với bảng phụ âm tiếng Hàn
Bản thu âm của các nguyên âm tiếng Hàn của Jessica Kwon: https://goo.gl/croZk9
- 1) ㅏ . |a| . a
- 2) ㅑ . |ya| . ya
- 3) ㅓ . |o| . ơ
- 4) ㅕ . |yo| . yơ
- 5) ㅗ . |o| . ô
- 6) ㅛ . |yo| . yô
- 7) ㅜ . |u| . u
- 8) ㅠ . |yu| . yu
- 9) ㅡ . |ui| . ư
- 10) ㅣ . |i| . i
- 11) ㅐ . |ae| . ae
- 12) ㅒ . |jae| . yae
- 13) ㅔ . |e| . ê
- 14) ㅖ . |je| . yê
- 15) ㅘ . |wa| . wa
- 16) ㅙ . |wae| . wae
- 17) ㅚ . |we| . oe
- 18) ㅝ . |wo| . wo
- 19) ㅞ . |we| . we
- 20) ㅟ . |ü/wi| . wi
- 21) ㅢ . |i| . ưi
2. Hệ thống các ký tự phụ âm (자음)
2.1. Phụ âm cơ bản
ㄱ giyeok (기역), hoặc kiŭk (기윽) tiếng Bắc Hàn
ㄴ nieun/niŭn (니은)
ㄷ digeut (디귿), hoặc tiŭt (디읃) (Bắc Hàn)
ㄹ rieul/riŭl (리을)
ㅁ mieum/miŭm (미음)
ㅂ bieup/piŭp (비읍)
ㅅ siot (시옷), hoặc siŭt (시읏) (Bắc Hàn)
ㅇ ieung/iŭng (이응)
ㅈ jieut/chiŭt (지읒)
ㅊ chieut/ch’iŭt (치읓)
ㅋ kieuk/k’iŭk (키읔)
ㅌ tieut/t’iŭt (티읕)
ㅍ pieup/p’iŭp (피읖)
ㅎ hieut/hiŭt (히읗)
ㄲ ssanggiyeok (쌍기역)
ㄸ ssangdigeut (쌍디귿)
ㅃ ssangpieup (쌍비읍)
ㅆ ssangsiot (쌍시옷)
ㅉ ssangjieut (쌍지읒)
Cách viết chữ Hàn Quốc phần phụ âm: Sự tạo thành của một âm tiết trong tiếng Hàn phải dựa trên các nguyên âm và phụ âm. Và vị trí của một phụ âm sẽ được quyết định bởi từ đi kèm với nó là nguyên âm “dọc” hay “ngang”.
Ví dụ cách ghép chữ tiếng Hàn:
– Với ㅏ, ㅑ, ㅓ, ㅕ, ㅣ là các nguyên âm dọc. Theo cách viết chữ Hàn Quốc, bạn phải để chúng ở bên phải của phụ âm trong âm tiết âm tiết.
ㄴ + ㅏ = 나 (đọc là: na)
ㅈ + ㅓ = 저 (đọc là: chơ)
– Với ㅗ, ㅛ, ㅜ, ㅠ, ㅡ là các nguyên âm ngang. Trong cách ghép chữ Hàn Quốc, các bạn phải viết ngay bên dưới phụ âm đầu tiên của một âm tiết.
ㅅ + ㅗ = 소 (đọc là: sô)
ㅂ + ㅜ = 부 (đọc là: bu)
– Tuy nhiên, có một vài lưu ý trong cách luyện phát âm tiếng Hàn đó là: khi không xuất hiện âm phụ nào đứng trước nguyên âm thì khi đó, âm “ㅇ” sẽ được viết vào. Lúc này phụ âm “ㅇ” sẽ được coi là “âm câm” và đóng vai trò như là một ký tự làm đầy. Do đó chữ 이 sẽ được phát âm giống như ㅣ, còn 으 được phát âm giống như ㅡ
2.2. Cách đọc nối âm tiếng Hàn với phụ âm cuối
– Sự kết hợp của các nguyên âm phụ âm tiếng Hàn còn hình thành nên các phụ âm tiết cuối hay còn gọi là Patchim (받침). Dưới đây là chi tiết các nguyên tắc về cách đọc của Patchim khi học bảng chữ cái tiếng Hàn Quốc.
– Bất kỳ phụ âm nào trong tiếng Hàn cũng có thể là phụ âm cuối, nhưng khi phát âm thì chỉ có 7 âm thanh có thể được phát ra từ cuối các âm tiết:
-
ㄱ, ㅋ, ㄲ – [-k]
-
ㄴ – [-n]
-
ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ – [-t]
-
ㄹ – [-l]
-
ㅁ – [-m]
-
ㅂ,ㅍ – [-p]
-
ㅇ – [-ng]
Ví dụ: các từ 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ sẽ được gọi là phụ âm cuối.
Bản thu âm các phụ âm tiếng Hàn của Jessica Kwon: https://goo.gl/hHi65q
Chuyển ngữ
Modeun Ingan-eun Tae-eonal ttaebuteo Jayuroumyeo Geu Jon-eomgwa Gwonrie Iss-eo Dongdeunghada. Ingan-eun Cheonbujeog-euro Iseong-gwa Yangsim-eul Bu-yeobad-ass-eumyeo Seoro Hyungje-ae-ui Jeongsin-euro Haengdongha-yeo-yahanda.
Bản ghi của văn bản này của Jessica Kwon: https://goo.gl/P36wzV
Tải xuống biểu đồ bảng chữ cái tiếng Hàn ở định dạng Excel , Word hoặc PDF .
- 1) ㄱ . 기역 |gi yơk| . k, g
- 2) ㄴ . 니은 |ni ưn| . n
- 3) ㄷ . 디귿 |di gưt| . t, d
- 4) ㄹ . 리을 |ri ưl| . r, l
- 5) ㅁ . 미음 |mi ưm| . m
- 6) ㅂ . 비읍 |bi ưp| . p, b
- 7) ㅅ . 시옷 |si ột| . s, sh
- 8) ㅇ . 이응 |i ưng| . ng
- 9) ㅈ . 지읒 |chi ưt| . ch
- 10) ㅊ . 치읓 |ch`i ưt| . ch’
- 11) ㅋ . 키읔 |khi ưt| . kh
- 12) ㅌ . 티읕 |thi ưt| . th
- 13) ㅍ . 피읖 |phi ưp| . ph
- 14) ㅎ . 히읗 |hi ưt| . h
- 15) ㄲ . |sang ki yơk| . kk
- 16) ㄸ . |sang di gưt| . tt
- 17) ㅃ . |sang bi ưp| . pp
- 18) ㅆ . |sang si ột| . ss
- 19) ㅉ . |sang chi ột| . jj
Ví dụ:
- ㄴ + ㅏ => 나 (đọc là: na)
- ㅈ + ㅓ => 저 (đọc là: chơ)
- ㅅ + ㅗ => 소 (đọc là: sô)
- ㅂ + ㅜ => 부 (đọc là: bu)
2. Phụ âm cuối: trong tiếng Hàn các âm tiết phải được hình thành bởi sự kết hợp giữa các nguyên âm và phụ âm.
* Các phụ âm ở vị trí cuối cùng được gọi là phụ âm cuối hay còn được gọi là batchim (받침)
Ví dụ: 학, 간, 올, 닭, 꽃, 있다, 없다 thì những phụ âm cuối là như:ㄱ, ㄴ, ㄹ, ㄺ, ㅊ, ㅆ, ㅄ.
* Bất kỳ phụ âm nào cũng có thể làm phụ âm cuối, nhưng chỉ có 7 âm có thể được phát ra từ các âm tiết:
- ㄱ, ㅋ, ㄲ đọc là |-k|
- ㄴ đọc là |-n|
- ㄷ, ㅅ, ㅈ, ㅊ, ㅌ, ㅎ, ㅆ đọc là |-t|
- ㄹ đọc là |-l|
- ㅁ đọc là |-m|
- ㅂ,ㅍ đọc là |-p|
- ㅇ đọc là [-ng]
- 1. ㅎ +ㅏ + ㄱ tạo thành 학
- 2. ㄱ + ㅏ + ㄴ tạo thành 간
- 3. ㅇ + ㅗ + ㄹ tạo thành 올
- 4. ㄷ + ㅏ + ㄹ + ㄱ tạo thành 닭
- 5. ㄲ + ㅗ + ㅊ tạo thành 꽃
- 6. ㅇ + ㅣ + ㅆ tạo thành 있
- 7. ㅇ + ㅓ + ㅂ + ㅅ tạo thành 없
3. Quy tắc nối phụ âm của từ trước với nguyên âm của từ sau:
• 발음 ta nối phụ âm ㄹ + 음 => 름 (bỏ âm ㅇ đi), cách đọc là (바름 – ba rưm)
• 이것은 ta cũng nối phụ âm ㅅ + 은 => 슨 (bỏ âm ㅇ đi), cách đọc là (이거슨 – i kơ sưn)
4. Một số câu giao tiếp cơ bản
- 1) Đúng, Vâng . 네.(예.) . |Ne.(ye.)|
- 2) Không . 아니오 . |Anio|
- 3) A lô (khi nghe điện thoại) . 여보세요 . |Yeoboseyo|
- 4) Xin chào . 안녕하세요 . |Annyeong-haseyo|
- 5) Tạm biệt (Khi bạn đóng vai trò là khách chào ra về) . 안녕히 계세요 . |Annyong-hi gyeseyo| .
- 6) Tạm biệt (Khi bạn là chủ nhà, chào khách) . 안녕히 가세요 . |Annyeong-hi gaseyo|
- 7) Chào mừng, chào đón . 어서 오세요 . |Eoseo oseyo|
- 8) Cảm ơn . 고맙습니다.(감사합니다.) . |Gomapseumnida. (Gamsahamnida.)|
- 9) Chào mừng ngài, chào đón ngài . 천만에요 . |Cheonmaneyo|
- 10) Xin lỗi . 미안합니다.(죄송합니다.) . |Mianhamnida. (Joesong-hamnida.)|
- 11) Tốt rồi . 괜찮습니다.(괜찮아요.) . |Gwaenchansseumnida.|
- 12) Xin lỗi khi làm phiền ai (hỏi giờ, hỏi đường) . 실례합니다 . |Sillyehamnida|
Kết
Như vậy, review.edu.vn đã hướng dẫn học tiếng Hàn phần bảng chữ cái rất chi tiết đến với các bạn. Ngoài việc ghi nhớ được phần nội dung căn bản trên đây, các bạn còn cần có một phương pháp học thực sự đúng đắn. Không phải ai khi nhớ hết được bảng chữ cái tiếng Hàn dịch tiếng Việt cũng có cách đọc tiếng Hàn nhanh. Khi bắt đầu bước vào chương trình dạy tiếng Hàn cho người mới bắt đầu, giảng viên của chúng tôi luôn nhắc nhở học viên của mình tải ngay bảng chữ cái tiếng Hàn.
Vì sao lại cần như vậy? Vì nếu bạn chỉ học bảng chữ cái cho xong, không tìm hiểu các cách phiên âm tiếng Hàn sang tiếng Việt, thậm chí không nhớ được cách đọc tiếng Hàn phiên âm thì sau này khi càng học lên bạn sẽ có những lỗi sai rất khó sửa. Khi có ứng dụng bảng chữ cái trên điện thoại, bạn có thể học ở mọi lúc mọi nơi. Như vậy, không những khả năng nhớ lâu hơn và còn luyện tập được nhiều hơn.
- Top 5 Trung Tâm Luyện Thi Ielts Uy Tín Nhất Tại Quận Gò Vấp
- +321 bài Thơ Hay về Mùa Hè – Bài thơ liên tưởng đến tuổi học trò đầy mộng mơ
- [Giải lịch sử 12] Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930
- +211 Câu nói hay về Anh Em Xã Hội siêu Ngầu – Chất
- +666 Lời Chúc Buổi Sáng Hay Ý Nghĩa có thể bạn chưa biết