Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh – Thông Tin Tuyển Sinh

Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học chuyên ngành y khoa tại Việt Nam. Có sứ mạng đào tạo bác sĩ, dược sĩ có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ y dược, hỗ trợ phát triển hệ thống y tế nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân khu vực vùng Đông Nam Bộ. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam. Để biết thêm những thông tin tuyển sinh của trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Giới thiệu chung về Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1947: Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, thường gọi là Y khoa Đại học đường Sài Gòn, được thành lập, như một phân hiệu của trường Y khoa Hà Nội. GS. C.Massias được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng phân hiệu này. (GS. Pierre Daléas, Phó Khoa trưởng của Trường Y Dược Hà Nội phụ trách; GS. Pierre Daléas được xem là vị “Khoa trưởng” đầu tiên của trường.)

Năm 1954: Trường chính thức mang tên Trường đại học Y Dược Sài Gòn, hay thường được gọi ngắn gọn là Trường y khoa Sài Gòn hoặc gọi một cách trang trọng là Y dược đại học đường Sài Gòn  (do Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý).

Ngày 31.12.1961: Y Dược Đại học đường Sài Gòn được phân chia thành Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Dược khoa Đại học đường Sài Gòn.

dai hoc y duoc 1
Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 12.08.1962: Ban Nha khoa thuộc Y khoa Đại học đường Sài Gòn trở thành Nha khoa Đại học đường Sài Gòn. Cả 3 trường hoạt động độc lập trong Viện Đại học Sài Gòn.

Ngày 16.11.1966: Y khoa Đại học đường Sài Gòn chính thức chuyển về Trung tâm Giáo dục Y khoa trên đường Hồng Bàng, Quận 5. Trung tâm có cơ sở vật chất khá tiện nghi, hiện đại lúc bấy giờ, được sử dụng chung cho 2 trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn và Nha khoa Đại học đường Sài Gòn, với 1 đại giảng đường 500 chỗ ngồi, 3 giảng đường với mỗi giảng đường có 300 chỗ ngồi, thư viện và đầy đủ các khu y học cơ sở cùng với các phòng thí nghiệm.

Ngày 27.10.1976: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 426/TTg ngày 27/10/1976 về một số vấn đề cấp bách trong mạng lưới các trường đại học ở miền Nam, theo đó trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba trường: Y khoa Đại học đường Sài Gòn, Dược khoa Đại học đường Sài Gòn, Nha khoa Đại học đường Sài Gòn.

Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh có 3 khoa trực thuộc gồm Khoa Y, Khoa Răng Hàm Mặt và Khoa Dược, 10 phòng chức năng và 57 bộ môn tại 3 Khoa.  Đơn vị chủ quản của trường là Bộ Y Tế.

Năm 1990: Trường xây dựng định hướng chiến lược phát triển Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh thành trường đa ngành trong lĩnh vực khoa học sức khỏe, mục tiêu là phát triển thêm 4 khoa mới và một bệnh viện thuộc trường.

Năm 1994: Xây dựng Khoa Khoa học cơ bản trên cơ sở sáp nhập và tổ chức lại các bộ môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các Bộ môn Khoa học cơ bản của các khoa. Khoa Khoa học cơ bản đảm trách giảng dạy các môn chung, các môn Khoa học Xã hội Nhân văn và các môn khoa học cơ bản cho tất cả các chương trình đào tạo.

dai hoc y duoc 2
Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1998: Xây dựng Khoa Y học cổ truyền trên cơ sở sáp nhập trường Trung học Y tế Tuệ Tĩnh và Bộ môn Đông Y của Khoa Y đảm trách các chương trình đào tạo về Y học Cổ truyền và học phần y học cổ truyền cho các chương trình khác.

Năm 1998: Xây dựng Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật y học trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp Trường Kỹ thuật Y tế Trung ương III. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về điều dưỡng và kỹ thuật y học.

Năm 1999: Xây dựng Khoa Y tế Công cộng trên cơ sở sáp nhập Bộ môn Y tế công cộng của Khoa Y và Khoa Tổ chức-Quản lý  của Viện Vệ sinh Y tế Công cộng. Khoa đảm trách đào tạo các chương trình về y tế công cộng, y học dự phòng và các môn học có liên quan.

Ngày 18.10.2000: Bệnh viện Đại học Y Dược được thành lập theo Quyết định số 3639/2000/QĐ-BYT ngày 18/10/2000, trên cơ sở sáp nhập 3 phòng khám Đa Khoa thuộc Khoa Y, Khoa Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học và Khoa Y học Cổ truyền. Hiện nay Bệnh viện ĐHYD TP.HCM trở thành bệnh viện hạng nhất hiện đại với gần 1.000 giường bệnh, đáp ứng yêu cầu thực hành khám chữa bệnh. Bệnh viện là đơn vị đào tạo, đơn vị nghiên cứu lâm sàng, nơi ứng dụng và chuyển giao các kỹ thuật tiên tiến trong khám chữa bệnh có uy tín cả nước và có vai trò quan trọng trong hợp tác quốc tế.

Ngày 18.06.2003: Trường Đại Học Y Dược Thành phố Hồ chí Minh được đổi tên thành Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TP.HCM) theo Quyết định số 2223/QĐ-BYT ngày 18/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Logo và Ý nghĩa

Màu được sử dụng cho Logo là Cyan: màu trung gian giữa màu xanh biển (Blue) và màu xanh lá (Green). Màu Cyan tạo cảm giác êm dịu, thoải mái.

dai hoc y duoc 3
Logo và Ý nghĩa

Trong đó:

  • Chữ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH là tên trường;
  • Số 1947 là năm thành lập trường;
  • Hai ngôi sao 5 cánh lấy biểu tượng ngôi sao 5 cánh trong quốc kỳ Việt Nam;
  • Quyển sách mở là biểu tượng cho công tác giáo dục đào tạo;
  • Trang sách bên trái có hình chuỗi ADN biểu tượng cho các môn Khoa học cơ bản trong những năm đầu;
  • Trang sách có hình ống nghe biểu tượng cho các môn học về lâm sàng trong những năm sau. Hình ống nghe lấn sang trang sách bên trái thể hiện thời lượng (thời gian) học lâm sàng nhiều hơn;
  • Chữ Việt Nam thể hiện tên nước Việt Nam;
  • Hình tròn của Logo là hình tượng mặt trời với ý nghĩa rực rỡ, huy hoàng, trường tồn. Hình tròn tạo cảm giác của sự thống nhất, hoàn hảo, trọn vẹn;
  • Hình vuông trong hình tròn (quyển sách mở) là hình tượng cho đất với ý nghĩa bền vững, nuôi dưỡng, cân bằng;
  • Hình tròn là hình tượng mặt trời, hình vuông là hình tượng của đất, kết hợp với các ngôi sao thể hiện sự hài hòa, khát vọng hướng đến những điều tốt đẹp nhất.
  • Logo chính thức sử dụng từ năm 2000.

Thông tin tuyển sinh năm 2020

Thời gian xét tuyển

  • Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo, điểm thu nhận hồ sơ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến theo lịch đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT khoảng từ 15/6/2020 đến 30/6/2020.
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển theo phương thức kết hợp (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) nộp bản sao chứng thực chứng chỉ tiếng Anh trực tiếp tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến từ ngày 24/8 đến 17 giờ 00 ngày 26/8/2020..

Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT.

Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT năm 2020.
  • Xét tuyển theo hình thức kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế ngành Y khoa, Răng – Hàm – Mặt, Dược học và Điều dưỡng.

2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT

  • Căn cứ kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

Học phí

Học phí năm học 2020 – 2021 của trường Đại học Y Dược TP. HCM như sau:

Tên ngành Học phí (đồng)
Y khoa 68.000.000
Y học dự phòng 38.000.000
Y học cổ truyền 38.000.000
Dược học 50.000.000
Điều dưỡng 40.000.000
Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh (chỉ tuyển nữ) 40.000.000
Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức 40.000.000
Dinh dưỡng 30.000.000
Răng – Hàm – Mặt 70.000.000
Kỹ thuật phục hình răng 55.000.000
Kỹ thuật xét nghiệm y học 40.000.000
Kỹ thuật hình ảnh y học 40.000.000
Kỹ thuật phục hồi chức năng 40.000.000
Y tế công cộng 30.000.000

Cách ngành tuyển sinh năm 2020

Ngành Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển Chỉ tiêu
Xét theo kết quả thi THPT Xét theo phương thức khác
Y khoa 7720101 B00 276 24
Y khoa (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 7720101_02 B00 100
Y học dự phòng 7720110 B00 111 09
Y học cổ truyền 7720115 B00 174 16
Răng – Hàm – Mặt 7720501 B00 82 08
Răng – Hàm – Mặt (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 7720501_02 B00 30
Dược học 7720201 B00; A00 380 32
Dược học (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 7720201_02 B00; A00 138
Điều dưỡng 7720301 B00 122 13
Điều dưỡng (kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 7720301_04 B00 45
Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

(Chỉ tuyển nữ)

7720301_02 B00 112 08
Điều dưỡng chuyên ngành Gây mê hồi sức 7720301_03 B00 112 08
Dinh dưỡng 7720401 B00 66 06
Kỹ thuật phục hình răng 7720502 B00 36 04
Kỹ thuật xét nghiệm y học 7720601 B00 139 11
Kỹ thuật hình ảnh y học 7720602 B00 73 07
Kỹ thuật phục hồi chức năng 7720603 B00 74 06
Y tế công cộng 7720701 B00 71 09

Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020

Điểm chuẩn của trường Đại học Y Dược TP.HCM như sau:

Ngành học Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Y khoa 24.95 26,7 28,45
Y khoa (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 24,7 27,70
Y học dự phòng 19 20,5 21,95
Y học cổ truyền 20.95 22,4 25
Răng – Hàm – Mặt 24.45 26,1 28
Răng – Hàm – Mặt (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 27,10
Dược học 22.3 23,85 26,20
Dược học (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 21,85 24,20
Điều dưỡng 20.15 21,5 23,65
Điều dưỡng (có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế) 21,65
Điều dưỡng (chuyên ngành Hộ sinh) 19 20 22,50
Điều dưỡng (chuyên ngành Gây mê hồi sức) 20 21,25 23,50
Dinh dưỡng 20.25 21,7 23,40
Kỹ thuật Phục hình răng 21.25 22,55 24,85
Kỹ thuật xét nghiệm y học 21.5 23 25,35
Kỹ thuật hình ảnh y học 20.25 22 24,45
Kỹ thuật phục hồi chức năng 21,1 23,50
Y tế công cộng 18,5 19

Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *